Máy phun sơn bột bả tường

Ngày nay, trong lĩnh vực phun sơn, đặc biệt là lĩnh vực sơn tường, sơn bột bả tường đã được cải tiến rất nhiều. Việc sử dụng cây súng phun sơn bột bả đã không còn xa lạ. Máy phun sơn bột bả sẽ giúp cho thời gian thi công cực kì nhanh chóng. Hôm nay, Công ty VI GO VIỆT chúng tôi sẽ giới thiệu với quý khách về các loại máy phun sơn bột bả tường và các ưu điểm của loại máy phun sơn bột bả này.

Với việc sơn bột bả (bột trét ) tường thủ công, sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, người thợ sơn phải làm rất nhiều thao tác mới làm cho bề mặt mịn đẹp.

Người chủ thầu sẽ tốn rất nhiều chi phí để thuê nhân công mà tiến độ công trình nhiều khi không đảm bảo. Các hãng sản xuất thiết bị phun sơn trên thế giới đã thiết kế ra nhiều công cụ hỗ trợ người thợ sơn như: Máy phun sơn tường, máy phun sơn bột trét (bột bả tường).

Loại máy phun bột bả hiện nay thường dùng điện hoặc xăng nên khá thuận tiên, chỉ việc cắm vào điện 220V là có thể sử dụng được. Hơn nữa, máy phun bột bả thường có hai bánh xe lớn giúp cho việc di chuyển dễ dàng.

Tiếp theo đây ta sẽ tìm hiểu thêm về bột bả tường, các câu hỏi thường gặp khi sử dụng bột bả tường. Đầu tiên ta sẽ tìm hiểu các khái niệm về bột bả là gì? Phân biệt bột bả ngoài trời và trong nhà. Sau đây ta tìm hiểu Bột bả là gì?

Khái niệm bột bả tường là gì?

Bột bả tường là một loại vật liệu dùng trong ngành xây dựng, được trộn với nước và có thể sử dụng ngay sau khi trộn. Bột bả tường dùng để tạo bề mặt nhẵn mịn và tăng tính thẩm mỹ, tăng độ bám dính sau khi hoàn thiện.

Cấu tạo của bột bả gồm những gì?

Thành phần cấu tạo nên bột bả tường bao gồm: Chất kết dính, chất độn và phụ gia. Chất kết dính thường gồm 2 loại là chất kết dính dạng khoáng và chất kết dính dạng Polyme. Chất độn được dùng để tăng độ vững chắc, tăng thêm một số hoạt tính, khả năng thi công và chống chảy, tăng thể tích, các chất độn thường sử dụng là Caco3. Phương pháp xử lý bề mặt tường trước khi làm bột bả lên tường:

Ở đây chúng ta có hai bề mặt tường cần xử lý, thứ nhất là bề mặt tường mới và thứ hai là bề mặt tường cũ. Trước hết ta tìm hiểu cách xử lý bề mặt tường mới: Bề mặt tường mới xây phải để đông cứng tối thiểu 7 ngày rồi mới tiến hành trét bột bả, sau đó chúng ta sẽ tiến hành làm sạch bề mặt tường và bỏ các vữa thừa hay tạp chất hoặc bụi bẩn còn xót lại trên bề mặt tường.

Tiếp theo ta tìm hiểu về cách xử lý bề mặt tường cũ: Với bề mặt tường quét vôi, ta có thể dùng bàn chải hoặc sủi làm sạch bề mặt tường, hoặc dùng dụng cụ chà tường chuyên dụng để làm sạch bề mặt tường, xịt nước rửa sạch bề mặt, nếu bề mặt bị mốc ta phải dùng thuốc chống mốc xịt lên bề mặt tường. Nếu bề mặt tường đã sơn, bề mặt còn sạch không bong tróc và mềm thì chỉ cần làm sạch bề mặt rồi sơn lại là xong. Nếu bề mặt bị bong tróc, bị bở hoặc bị mềm thì ta phải cạo sạch lớp bột cũ bằng dụng cụ chuyên dụng. và rửa sạch bằng nước.

Trong quá trình xử lý bột bả trên tường (bột trét) sẽ có một số lỗi ta cần xử lý, sau đây các câu hỏi và cách xử lý một số lỗi và khi tiến hành bả bột lên bề mặt tường:

Câu hỏi 1: Lý do cần phân biệt bột bả tường trong nhà/ngoài trời? Cách phân biệt bột bả tường trong nhà và bột bả tường ngoài trời?

– Tác động của thời tiết và khí hậu của nội thất và ngoại thất khác nhau. Bột bả tường ngoài trời sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ, độ ẩm (thay đổi với biên độ rất lớn).

– Ngoài ra bột bả tường ngoài trời còn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp  tác động của ánh nắng mặt trời (lớp sơn nước phủ ngoài không đủ khả năng ngăn hoàn toàn tia cực tím) bột bả tường ngoài trời còn phải chịu tác động của ngoại lực (áp lực của hạt mưa của gió) và nếu lớp sơn phủ không chống thấm thì bột bả tường ngoài trời còn bị ngậm nước khi trời có mưa.

– Các ảnh hưởng trên đối với bột bả tường trong nhà ít hơn nhiều. Tuy nhiên bột bả tường trong nhà có nguy cơ chịu độ ẩm cao khi độ ẩm không khí quá cao.
– Vì những lý do trên, các nhà sản xuất phải thiết kế hai loại sản phẩm bột bả tường ngoại thất và bột bả tường nội thất.

–         Để phân biệt bột bả trong nhà hay ngoài trời, ta cần đọc kỹ trên bao bì theo quy định của Nhà sản xuất.

Câu hỏi 2: Phương pháp trộn bột bả tường?

– Tỷ lệ trộn bột/nước là 3 hoặc 3.5(theo khối lượng) tức là cần 14-16 kg(lít) nước sạch cho 1 bao bột 40kg.

– Đổ từ từ bột vào nước để tránh vón cục.

– Dùng máy trộn cầm tay hoặc cây khuấy sơn trộn cho thật đều thành hỗn hợp bột nhão đồng nhất.

– Để hỗn hợp trong khoảng 7-10 phút, cho các hoá chất trong bột phát huy tác dụng. Sau đó khuấy trộn lại một lần nữa rồi mới tiến hành thi công.

Câu hỏi 3: Dùng nước bị nhiễm phèn để trộn bột bả tường có được không?
Nếu nước bị nhiễm phèn nhẹ, có thể dùng pha bột để thi công. Trường hợp nước bị nhiễm phèn nặng thì không thể sử dụng được.Tuyệt đối không dùng nước mặn trộn bột bả tường.

Câu hỏi 4: Thời gian sống (thời gian thi công) của bột bả tường là bao nhiêu lâu?

Thời gian sản phẩm bắt đầu đông kết là từ 2 đến 3 giờ, vì thế cần tính toán lượng bột trộn có thể bả trong khoảng thời gian này để tránh bột bả bị đông lại.

Câu hỏi 5: Có nên trộn thêm xi măng vào bột bả tường không ?

– Không nên trộn thêm xi măng vào vì đối với mỗi sản phẩm nhà sản xuất đã nghiên cứu, tính toán các thành phần để sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu.
– Nếu trộn thêm xi măng vào dễ gây hiện tượng chai cứng bề mặt và dẫn đến việc bề mặt bị nứt.

Câu hỏi 6: Bột bả có thể bị ố vàng hay không?

Sau khi bả bột không bị ố. Nếu bột bị ố vàng thì cần phải kiểm tra bề mặt thật kỹ vì tường ẩm do bị thấm mới làm ố. Nếu bề mặt chỉ bị ố không bị mềm hay bong tróc thì có thể sử dụng sơn chống ố lăn hoặc dùng máy phun sơn phun lên bề mặt trước khi sơn phủ.

Câu hỏi 7: Tại sao không nên bả bột bả tường lên bề mặt quá ẩm hay quá khô?
– Nếu bề mặt quá ẩm thì khi thi công bột bả tường sẽ rất lâu khô, có khi không đông kết được, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm.
– Nếu bề mặt khô quá thì khi thi công bột bả tường sẽ bị mất nước nhanh, không còn nước cho quá trình ninh kết, khiến bột bả tường không kết dính được và có thể trở lại trạng thái bột rời.

Câu hỏi 8: Bề mặt tường luôn bị ẩm thì có thể thi công bột bả tường được không? Có thể thi công bột bả tường trong điều kiện ẩm ướt hay không?
– Không được thi công bột trong điều kiện ẩm ướt.

– Trong điều kiện tường bị ẩm ta cần phải xác định nguyên nhân gây ẩm để xử lý.

– Tường có độ ẩm cao do mới tô: Phải để tường khô tối thiểu 7 ngày mới được thi công.

– Tường có độ ẩm cao do trời mưa: Để tường khô sau 2-3 ngày.
– Tường có độ ẩm cao do bị thấm : Phải chống thấm cho tường trước khi bả bột.

Vui lòng tham khảo thêm các loại máy phun sơn tường, máy phun sơn bột bả (súng phun sơn bột bả), máy phun sơn epoxy,…tại đây: Máy phun sơn.

Câu hỏi 9: Tại sao trong một số trường hợp, trên bề mặt bột bả đã khô nếu dùng tay xoa bề mặt bụi phấn ra nhiều?

Đây là trường hợp sự cố có thể do 2 nguyên nhân sau:

+ Trộn không đủ lượng nước yêu cầu hay do tường quá khô, bột bị khô mất nước quá nhanh, hoá chất mất tác dụng không tạo liên kết làm cho bột bị bở, không đóng rắn.

+ Do sản phẩm thiếu hoá chất.

Trong trường hợp sự cố trên nếu không cạo ra trét lại thì bắt buộc phải dùng sơn lót gốc dầu để xử lý bề mặt, tạo bề mặt cứng chắc giúp lớp sơn phủ bám tốt.

Nếu với bề mặt bị bở mà không được xử lý đúng sẽ gây ra hiện tượng lớp sơn phủ bị nứt hay bị bong tróc do không bám dính tốt.

Vui lòng xem thêm về cốc đo độ nhớt sơn NK-2 của hãng Anest Iwata Nhật Bản:

Câu hỏi 10: Có thể thi công bột bả tường lên bề mặt đá rửa (granito) được không?

Thông thường không nên bả trực tiếp trên bề mặt đá rửa. Nếu bắt buộc phải thi công thì tiến hành theo cách thức như sau:

Bề mặt đá rửa thường có đặc tính chung là: Khô, rêu mốc nhiều. Vì thế muốn trét bột lên cần phải xử lý bề mặt thật cẩn thận:

– Dùng bàn chải sắt chà rửa với nước cho thật sạch.
– Dùng dung dịch tẩy Chlorine để chà rửa tường. Sau khi xử lý bề mặt có thể thực hiện như sau:

– Dùng vữa tô lên bề mặt, đợi khô sau đó bả bột lên.

Câu hỏi 11: Tại sao bề mặt bột bả tường trong một số trường hợp bị nứt chân chim?

Hiện tượng bề mặt bột trét tường bị nứt chân chim là do: Do bột quá cứng, thời gian đông kết nhanh. Trét quá dày.

– Kết cấu bề mặt yếu. Bị nứt do chấn động: đục tường, rung chấn.

Câu hỏi 12: Nếu độ dày của lớp bột trét tường dày quá 3mm thì có hiện tượng gì?

Độ dày của lớp bột bả lớn hơn 3mm có thể xảy ra các sự cố sau:
– Bị bong tróc.

– Bị nứt.

Câu hỏi 13: Tại sao trong một số trường hợp lớp bột bả bong ra khỏi bề mặt tường cùng với sơn?

Lớp sơn chỉ bám trực tiếp lên lớp bột, do đó hiện tượng này là do thi công hoặc do chất lượng bột:

– Bề mặt thi công bột không được chuẩn bị tốt.

– Thi công quá dày.

– Sản phẩm thiếu chất kết dính.

Câu hỏi 14: Có thể thi công bột bả tường trên bề mặt thạch cao hay không?
Với loại bột bả thông thường không thể sử dụng cho bề mặt thạch cao. chỉ lên dùng loại bột bả có thành phần chất kết dính là Gypum cho loại bề mặt này.

Câu hỏi 15: Có thể pha màu vào bột bả tường dùng thay thế lớp sơn được không?
* Không nên làm như thế vì sẽ không đảm bảo về chất lượng như:
– Không tạo bề mặt láng mịn

– Tuổi thọ độ bền màu rất thấp

– Không tạo được sự đồng đều màu sắc.

Câu hỏi 16: Tại sao trong một số trường hợp, khi thi công xảy ra hiện tượng bột không bám dính vào tường?

Đây là hiện tượng sự cố do:

– Thiếu chất kết dính hoặc phụ gia

– Sản phẩm chưa được trộn đều trong quá trình sản xuất nên chất lượng không đạt.

Câu hỏi 17: Khi thi công thời gian dài, hỗn hợp bột bả tường trộn nước bị khô thì có thể trộn thêm nước để tiếp tục dùng lại hay không?

Không được vì các thành phần trong bột đã bị đóng rắn không thể hoà tan lại.

Câu hỏi 18: Chỗ bong rộp cục bộ, cạo bỏ xong bả lại thì có bị bong tróc không?
– Khi bề mặt bột bả bị bong rộp cục bộ thì có nghĩa là chỉ có những chỗ bong rộp là liên kết bị phá huỷ, phần còn lại thì liên kết là ổn định.

– Do vậy, khi ta cạo bỏ các phần bị bong rộp, cho đến khi lộ ra phần bề mặt bột bả ổn định, làm sạch bụi bằng nước, chờ đến khi có độ ẩm cho phép, bả lại chỗ bị bong rộp thì liên kết giữa bột trét mới và cũ sẽ ổn định, không bị bong tróc nữa.

Công ty TNHH MTV Thương mại Công nghệ VI GO VIỆT chúng tôi là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp thiết bị phun sơn, chúng tôi cung cấp đầy đủ các thiết bị phun sơn bao gồm: Máy phun sơn các loại, máy phun sơn nước, máy phun bột bả (bột trét tường – súng phun sơn bột trét – súng phun sơn bột bả), máy phun sơn tường các loại, súng phun sơn của các hãng Nhật, Đức, Đài Loan, Mỹ, Ý,…Cốc đo độ nhớt sơn, nồi trộn hay còn gọi là thùng trộn sơn, bơm sơn các loại, máy nén khí mini và bút vẽ mỹ thuật chuyên dụng, dây dẫn sơn,…Và các sản phẩm công nghiệp khác, quý khách có thể tham khảo thêm trên website của chúng tôi tại: http://sungsondongnai.com, http://vigoviet.com, http://airbrush.com.vn.

Với đội ngũ kĩ thuật chuyên nghiệp, đội ngũ bán hàng nhiệt tình, có chuyên môn cao, đến với công ty chúng tôi, quý khách sẽ được tư vấn và giải đáp các thắc mắc, giúp quý khách có thể chọn lựa được cho mình sản phẩm tốt nhất phục vụ nhu cầu sản xuất. Cảm ơn quý khách đã quan tâm, ủng hộ sản phẩm của công ty VI GO VIỆT chúng tôi. Xin trân thành cảm ơn quý khách, chúc quý khách làm ăn phát đạt.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *